Có mặt tại khu vực pháo đài từ rất sớm, là trung tá Nguyễn Xuân Thu, Hội trưởng hội CCB tiểu đoàn 4. Ông Thu năm nay 66 tuổi đến từ thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Hôm nay, đoàn CCB tiểu đoàn 4 có trên 30 CCB từ mọi miền đất nước trở về chiến trường xưa. Ông tha thẩn đến các góc pháo đài, sờ lần vết rêu như tìm về quá khứ, gọi từng tên đồng đội của mình.
Ông Thu cho biết, tháng 6/1978 khi đó ông đeo lon trung úy, là Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 4 dẫn quân lên biên giới Lạng Sơn đóng tại khu vực thị trấn Đồng Đăng. “Ngày ấy, đơn vị có 835 cán bộ, chiến sỹ rải quân phòng ngự dài 7 km dọc biên giới Việt - Trung, trọng yếu tuyến Hữu Nghị - Đồng Đăng. Rạng sáng ngày 17/2/1979 quân Trung Quốc huy động một sư đoàn bộ binh có xe tăng, pháo yểm trợ nổ súng vào các đơn vị của chúng tôi. Đơn vị lập tức bước vào cuộc chiến đấu mới, cam go, gian khổ. Trên các trận địa, các chiến sỹ tiểu đoàn 4 sát cánh cùng các đơn vị lực lượng vũ trang khác, dân quân và nhân dân địa phương dũng cảm chống trả các đợt tấn công với quy mô lớn của địch suốt trong 4 ngày đêm ngay cửa pháo đài”. Ông Thu nhớ lại.
Ông Thu chỉ cho tôi thấy cứ điểm vô cùng kiên cố của pháo đài Đồng Đăng nhờ hệ thống hầm xây chìm xuống lòng núi, trên đỉnh là những lô cốt kiên cố với lỗ châu mai chĩa về 4 hướng.
“Trong cuộc chiến đấu tại đây có 50 cán bộ, chiến sỹ do thiếu úy Hoàng Quý Nam, Đại đội trưởng đại đội 42 chỉ huy sử dụng súng DKZ 82, súng cối 60, B41 chống trả hàng vạn quân xâm lược với xe tăng, đại bác. Đến sáng ngày 21/2, quân xâm lược nã pháo dữ dội khiến nhiều chiến sĩ hy sinh và đã chiếm được cửa pháo đài. Chúng phát loa kêu gọi đầu hàng, nhưng đáp lại là những tiếng súng của các chiến sĩ ta bắn ra. Dụ hàng không được, chúng tức tối ném lựu đạn và dùng bộc phá đánh sập lối ra vào pháo đài.
happyluke Dã man hơn, quân xâm lược thả lựu đạn cay qua các lỗ thông hơi, đổ xăng và dùng súng phun lửa dội vào ngách hầm pháo đài. Chưa hết, địch còn phun thuốc độc hóa học vào trong pháo đài khiến cho trên 400 cán bộ, chiến sỹ và dân thường thiệt mạng. May mắn chỉ có 6 người sống sót là nhân chứng sống cho vụ thảm sát đó”. Ông Thu kể lại.

Khúc ca vang mãi
Tập tễnh trên chiếc nạng gỗ, thi thoảng được đồng đội dìu khi đi qua những đoạn đường khó, happyluke thương binh Phùng Hưng Sơn (SN 1960, quê Ba Vì, Hà Nội) đến thắp nhang tại đường hầm số 1 pháo đài Đồng Đăng. Ông lẳng lặng lau giọt nước mắt trào qua khóe mắt già nua. Mắt ông một bên đã bị lòa...
happyluke Ông Sơn dõi mắt về phía mặt đồi rồi bồi hồi kể câu chuyện thương tích của mình: “Chúng tôi thuộc Đại đội 2, tiểu đoàn 4 án ngữ tại đồi Cây Trẩu đối diện với pháo đài Đồng Đăng. Lúc đó đơn vị tôi có 120 người, sau hơn một tuần số còn sống và bị thương chỉ còn 16 người. Sau khi đã chiếm pháo đài Đồng Đăng, địch tập trung hỏa lực tấn công vị trí án ngữ đồi Cây Trẩu.
Sáng 26/2/1979, tôi bị mảnh đạn pháo găm vào đỉnh đầu, thienha cánh tay rồi ngất đi. Khi tỉnh dậy đã thấy mình nằm trong hầm thông hào cùng với 4 đồng đội khác. Chiều cùng ngày, chúng tôi được lệnh rút về phía sau. Tỷ lệ kèo vwin Khi ngang qua pháo đài, chúng tôi ứa nước mắt khi những đồng đội của tôi, những người lính cùng quê, nhập ngũ cùng ngày vẫn còn ẩn mạng trong đó...
Bên cạnh đồng bào địa phương còn có nhiều khách thập phương trong cả nước, các tăng ni, phật tử đến từ Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn cùng các cựu chiến binh (CCB) tiểu đoàn 4, trung đoàn 12, sư đoàn 3 Sao Vàng. Họ tri ân mừng tủi, tràn đầy xúc cảm khi gặp cảnh cũ, người xưa, người còn, kẻ mất.